NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

13/04/2020

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Các nguyên nhân gây bệnh trong y học cổ truyền chia làm 3 loại: nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân khác.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN NGOÀI:

Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người do 6 thứ khí: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (khô), hỏa (nhiệt) là nguyên nhân gây bệnh bên ngoài gọi là lục dâm, lục tà.

Sáu thứ khí này gây ra những bệnh ngoại cảm (do bên ngoài đưa tới), ví dụ: cảm lạnh, trúng thử (trúng nắng), đau dây thần kinh ngoại biên (liệt thần kinh 7 ngoại biên: miệng méo, mắt nhắm không kín…)

Luôn luôn quan hệ với thời tiết:

Phong (mùa xuân) tức vào mùa xuân thì phong (gió) xuất hiện nhiều hơn, hàn (mùa đông), mùa hè – thử (nắng), mùa thu – táo (khô). 6 thứ khí này hay phối hợp với nhau mà phong hay xuất hiện hơn cả làm cho bệnh có tính chất đa dạng: phong hàn, phong nhiệt, phong thấp…

 bị cảm lạnh do dầm mưa

Dấu hiệu cảm lạnh:

  • Biểu hiện của cảm lạnh: triệu chứng chảy nước mũi trong, người sợ lạnh (trời chuyển lạnh thấy ớn lạnh, mở máy lạnh thấy khó chịu), sợ gió (sợ quạt, sợ gió thổi vào người) đau nhức mình mẩy, nóng sốt, ho…thười xảy ra với người đi ngoài trúng mưa, hoặc trời mới mưa xong, không khí còn lạnh ẩm, trúng gió, nắng. Trường hợp này này nên xông để xuất mồ hôi, đẩy cái lạnh ra ngoài cơ thể (đuổi tà khí), hoặc cạo gió giác hơi, nếu bệnh nhẹ thì không cần uống thuốc cũng khỏi.
  • Trời trở lạnh -> đau nhức các khớp do lạnh, những người bị đau nhức xương khớp, người già (chính khí suy_sức đề kháng giảm) dễ gặp nhất.

Ví dụ:  phong nhiệt

  • Cảm mạo có sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đỏ đau, nước tiểu vàng thường gặp khi đi ngoài trời nắng nhiều, môi trường làm việc, học tập sinh sống quá nóng.
cảm sốt do đi ngoài trời nắng gắt nhiều

2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN TRONG:

Hoàn cảnh gây ra những rối loạn về tâm lý xã hội do 7 thứ tình chí (gọi là thất tình): vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ là nguyên nhân gây bệnh bên trong.

Tình chí bị kích động hay những sang chấn về tinh thần gây ra sự mất thăng bằng về âm dương, khí huyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương: cao huyết áp, suy nhược thần kinh, loét dạ dày tá tràng,..

​ 

giận quá hại can

Thất tình (7 tình chí) gây tổn thương tinh, khí, huyết của tạng phủ:

Giận hại can

Vui quá hại tâm

Lo nghĩ hại tỳ

Buồn hại phế

Sợ hãi hại thận

lo nghĩ nhiều hại tỳ

Thất tình đặc biệt gây bệnh cho 3 tạng: tâm can tỳ

Tâm: mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, hoang tưởng, cười nói huyên thuyên, điên cuồng.

Can: tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đầy tức, phụ nữ đau vú, kinh nguyệt không đều, thống kinh.

Tỳ: ăn uống kém, không muốn ăn, đầy bụng, đại tiện thất thường táo hay lỏng, phụ nữ bế kinh, rong kinh…

 3. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TẬT KHÁC:

Ngoài nguyên nhân gây bệnh bên trong, bên ngoài, còn có các nguyên nhân gây bệnh khác: ăn uống, lao động, sang chấn, tình dục, ứ huyết, đàm ẩm, con thú, côn trùng cắn,…

ăn uống thực phẩm không vệ sinh sẽ gây bệnh
  • Ăn uống: ăn thức ăn không sạch (nhiễm khuẩn), đồ ăn ngâm tẩm hóa chất, chất bảo quản độc hại, thức ăn có độc tố (nấm độc, heo bò bị bệnh chết,…)Tính chất của đồ ăn quá béo, quá ngọt gây thấp, đàm, nhiệt, đồ ăn lạnh gây tỳ vị hư hàn, đồ ăn quá cay gây táo bón, trĩ…Ăn uống kém dinh dưỡng, ăn quá ít làm khí huyết suy kém sinh bệnh, ăn quá nhiều (bội thực) no quá hại tỳ. 
  • Tình dục quá độ: người dâm dục nhiều thận suy yếu, thường thường vì tinh hư, tủy ít mà thấy các chứng tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, không nghĩ lâu được, thận khí kém, tóc bạc dần và dễ rụng.
  • Sang chấn: tai nạn giao thông, té ngã, đánh đập làm tổn thương da, gân cơ, gãy xương, trật khớp, mất máu, tổn thương tạng phủ, ứ huyết…
  • Bị con thú, côn trùng cắn: rắn cắn, chó dại cắn…
tai nạn, té ngã gây chấn thương, trật khớp, mất máu

 

Bài viết liên quan
Hotline tư vấn miễn phí: 0903 166 196
Zalo