THUỐC BÔI GIÚP VẾT THƯƠNG LỠ LOÉT MAU LÀNH

23/05/2020

Thuốc bôi vết thương lỡ loét cho người liệt, người bệnh nằm lâu ngày hiệu quả nhất

Loét tì đè ở người liệt, người bệnh nằm 1 chỗ là tình trạng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày. Vết loét tì đè ở người liệt gây ảnh hưởng tới người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện và điều trị, gây nhiều khó khăn với người chăm sóc. Vết loét tì đè nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ lan rộng, nhiễm khuẩn tiến triển nhanh rất khó phục hồi thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

1. Nguyên tắc điều trị vết loét cho người liệt:

  • Rửa sạch vết thương
  • Thoa thuốc đông y do nhà thuốc VẠN LINH ĐƯỜNG bào chế giúp mau lành vết thương
  • Giữ vết loét luông thoáng khí, đủ độ ẩm (không băng quá kín, quá chặt các vết thương
  • Thường xuyên thay đổi tư thế của bệnh nhân để tránh vết loét bị tì đè quá mức
  • Giảm thiểu, hạn chế các yếu tố nguy cơ thúc đẩy vết loét trầm trọng thêm (kiểm soát đường huyết, giữ vệ sinh đồ dùng vật dụng tránh nhiễm khuẩn).
  • bệnh nhân trước khi dùng thuốc
sau khi dùng 1 hộp thuốc thoa của lương y Trương Văn Luận, vết thương đã khô hẵn, không lỡ loét thêm

Các vết loét ở bệnh nhân nằm liệt thường bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng nhiễm trùng, viêm, mưng mủ, chảy dịch, vết loét sẽ khó lành, lan rộng gây đau và có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài và trầm trọng thêm dẫn đến hoại tử dần các mô lành, hay dẫn đến các biến chứng phải cắt cụt chi, sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Do đó, vệ sinh vết loét là rất quan trọng với bệnh nhân. Những người thân trong gia đình, đặc biệt là người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân cũng cần hiểu và lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn hiệu quả, an toàn giúp vết loét tì đè mau lành.

2. Triệu chứng vết loét ở người liệt

Loét da ở người liệt chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng. Cần phân biệt rõ từng giai đoạn để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.

- Giai đoạn loét tỳ đè 1

Đây là giai đoạn khởi đầu, vết loét thường khó phát hiện, đặc biệt ở những người da có màu đen. Có thể phát hiện dựa vào sự thay đổi ở vùng da bị ép so với các vùng da lân cận như: Nhiệt độ da thay đổi, da cứng chắc hơn hoặc xốp hơn, có cảm giác đau, ngứa.

Vết loét thường xuất hiện ở những vùng da tì đè, đàn hồi kém, màu da chuyển dần thành xanh hoặc đỏ tía. Bệnh nhân có thể hồi phục nếu phát hiện và xử lý sớm.

- Giai đoạn loét 2

Bắt đầu xuất hiện loét nhẹ như trớt da hoặc thành hố nhỏ. Đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng và chưa có tế bào chết màu vàng đục.

- Giai đoạn 3

Vùng da chết bị lột ra, vết loét ăn sâu xuống gần đến các lớp cơ. Xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục nhưng không có sự hiện diện của xương, gân, cơ.

- Giai đoạn 4

Da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét càng lúc càng ăn sâu ra xung quanh. Các mô bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp cơ, gân, xương, loét có thể ăn thành các hầm, xoang. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do mô hoại tử và xuất hiện đường hầm, lỗ dò.

3. Cách chăm sóc vết loét ở bệnh nhân nằm liệt

Hầu hết vết loét có thể được phòng ngừa nếu phát hiện sớm. Bệnh nhân cần được chăm sóc và xử lý đúng cách để giảm sự tiến triển của vết loét, giảm các biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân nên chuẩn bị kỹ năng chăm sóc tốt để phòng ngừa và xử lý vết loét tì đè không cho tiến triển phức tạp hơn.

Vệ sinh, sinh hoạt đúng cách

Bệnh nhân loét tì đè phải được vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn. Các biện pháp có thể sử dụng như

  • Lau rửa da bằng nước ấm, nước trà hoặc nước chè xanh
  • Giữ cho da luôn khô thoáng
  • Thay đổi tư thế của bệnh nhân thường, ít nhất 2 giờ 1 lần.
  • Xoa bóp cho người bệnh nhiều lần trong ngày nhằm tăng lưu thông máu.

Chú ý không để ga giường bị nhăn, gập hay sờn rách. Thay ga trải giường và quần áo người bệnh thường xuyên. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Chăm sóc vết loét tỳ đè cấp độ 1 và 2

Bạn có thể chữa lành vết loét nếu chăm sóc đúng cách mà không cần đến phẫu thuật hay can thiệp của bác sĩ. Quá trình liền vết thương chậm là do sự bội nhiễm, các vi khuẩn tiêu diệt tế bào dẫn tới loét, có thể là hoại tử. Vì thế điều trước tiên cần phải làm là rửa sạch vết loét:

Dùng gạc vô trùng lau chùi nhẹ nhàng vết loét để lại bỏ dịch mô, mủ, các chất thải sinh ra trong chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử vì chúng gây cản trở quá trình làm lành vết thương. Chấm nhẹ để làm sạch mà không gây tổn thương vết loét.

Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa sạch vết loét.

Dùng thuốc bôi da của nhà thuốc đông y VẠN LINH ĐƯỜNG để giúp kháng khuẩn, bảo vệ vết thương, chống viêm và kích thích tái tạo da mới rất hiệu quả.

Tránh dùng các dung dịch kháng khuẩn chứa cồn, oxy già trên vết thương hở, vết loét nặng. Do các dung dịch này gây xót, gây tổn thương các mô lành, ngăn chặn quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi khiến vết thương khó lành hơn. Sau đó cần băng vết loét cẩn thận (không băng quá chặt và kín), xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh nhằm lưu thông máu quanh khu vực tổn thương.

Chăm sóc vết loét tỳ đè cấp độ 3 và 4

Phẫu thuật thường được sử dụng với vết loét ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Vì trường hợp này, vết loét tổn thương sâu và đã hoại tử. Việc phẫu thuật phải nhờ bác sĩ, những người có chuyên môn, người chăm sóc bệnh nhân không được tự ý làm rất nguy hiểm cho người bệnh. Phẫu thuật cắt vùng bị hoại tử nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng lan sang các vùng xung quanh và tránh tổn thương sâu vào bên trong.

Sau khi đã cắt lọc khu vực hoại tử, vẫn cần rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9%, và sử dụng thuốc bôi da của nhà thuốc đông y VẠN LINH ĐƯỜNG để vết thương màu lành, tái tạo da mới.

Thuốc bôi da chuyên dùng cho vết thương lỡ loét dành cho bệnh nhân nằm liệt, nằm lâu ngày do nhà thuốc đông y VẠN LINH ĐƯỜNG bào chế giúp vết thương cực kỳ mau lành. Thuốc này là kết quả của nhiều ngày tháng nghiên cứu của lương y Trương Văn Luận - chủ phòng khám đông y VẠN LINH ĐƯỜNG. Chính loại thuốc này đã giúp cho mẹ của thầy lành vét lỡ loét. Mẹ của thầy bị té gãy chân không đi được, bà nằm trên giường lâu ngày nên bị lỡ loét vùng mông. Gia đình đã tích cực chăm sóc, mua dùng rất nhiều loại thuốc bán trên thị trường những vẫn không khỏi, nhờ người bác ở Mỹ mua thuốc bên đó gửi về nhưng vẫn không thể nào tái tạo da được do bà quá già (>90 tuổi), vết loét ngày càng trầm trọng, độ sâu tới tận xương. Vì thế lương y Luận quyết định nghiên cứu thuốc để bôi lên vết thương, sau nhiều lần thất bại, cuối cùng thầy đã thành công. Vết thương của bà tái tạo da rất tốt và lành hẳn, gia đình rất mừng. Từ đó phòng khám bán loại thuốc này cho nhiều người cũng nằm liệt giường bị vết lỡ loét như vậy kết quả đều rất tốt. Các loại thuốc thông thường trên thị trường đối với người trẻ thì mau lành nhưng với người già rất khó lành, vì các tế bào da bị hoại tử dần, khả năng tái tạo da rất kém. Thế nhưng với thuốc bôi của nhà thuốc VẠN LINH ĐƯỜNG thì người già người trẻ đều tái tạo da nhanh, mau lành vết thương.

Để mua thuốc bôi lên vết thương lỡ loét

Quý khách liên hệ với nhà thuốc đông y VẠN LINH ĐƯỜNG

Địa chỉ: 240/11 Phạm Văn Chiêu Phường 9 Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0918046348 lương y Luận

 

Bài viết liên quan
Hotline tư vấn miễn phí: 0903 166 196
Zalo